Các bài tập Vật lý trị liệu các cơ ở vai, khuỷu tay, cổ tay, và ngón tay liên quan đến các bài tập cụ thể để ngăn ngừa độ cứng, co rút cơ, hoặc teo cơ, duy trì độ linh hoạt và điều hợp cho toàn bộ chi trên.
Một nhà vật lý trị liệu cũng có thể đề nghị các thiết bị trợ giúp, chẳng hạn như thanh nẹp hoặc hỗ trợ để giúp nâng đỡ cánh tay và khớp nhằm tránh cứng khớp và co rút cơ. Đau có thể được điều trị bằng thuốc men, liệu pháp và các thiết bị hỗ trợ.
Điều trị không phẫu thuật
Vật lý trị liệu hàng ngày là phương pháp điều trị chính cho tình trạng liệt.
Bởi vì bé không thể tự mình di chuyển, hoạt động ở cánh tay bị ảnh hưởng, cha mẹ sau khi được các bác sỹ Vật Lý Trị Liệu Phục Hồi Chức Năng hướng dẫn sẽ phải đóng vai trò tích cực trong việc duy trì cho các khớp xương được cửa động hết tầm độ và các chức năng của cơ phải được tạo thuận hoạt động. Bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu sẽ dạy bạn cách tập luyện với em bé để giữ cho cánh tay của em bé ở trong tư thế tốt.
Liệu pháp vật lý hàng ngày và các bài tập đa dạng về cử động, được thực hiện càng nhiều càng tốt trong ngày, bắt đầu khi trẻ được 3 tuần tuổi. Các bài tập sẽ duy trì phạm vi chuyển động ở vai, khuỷu tay, cổ tay và bàn tay. Điều này sẽ ngăn không cho khớp trở nên bị giới hạn vĩnh viễn, hoặc ngăn tình trạng co rút cơ.
Bài tập phục hồi chức năng
1. Trẻ nằm ngửa. Giữ ổn định vai trẻ bằng một tay của mẹ và tay còn lại nắm lòng bàn tay của trẻ sao cho trẻ thoải mái. Nâng cánh tay lên 900, ngón cái trẻ hướng lên trên, khuỷu tay thẳng, rồi trở về vị trí ban đầu.
2. Giữ ổn định vai bằng một tay để ngăn vai di chuyển. Giữ cẳng tay bằng tay còn lại. Nâng cánh tay sang ngang, ra khỏi cơ thể, đưa thẳng ra bên cạnh 900 rồi trở về vị trí ban đầu.
3. Giữ ổn định mặt trước và mặt sau của vai bằng toàn bộ bàn tay của mẹ. Dùng tay còn lại để giữ cổ tay. Thực hiện một chuyển động tròn nhẹ nhàng theo cả hai hướng (đầu tiên đi lên và sau đó đi xuống). Lưu ý tập nhẹ nhàng, từ từ…
4. Giữ ổn định phần cánh tay (phần khuỷu) trên để không di chuyển. Tay còn lại nắm ngay cổ tay trẻ để lặt ngữa bàn tay trẻ ra (gọi là quay ngửa) rồi trở về vị trí ban đầu (gọi là quay sấp)
5. Giữ ổn định cánh tay trên bằng một tay để ngăn vai di chuyển. Giữ cổ tay bằng tay kia. Gập khuỷu tay nhẹ nhàng và duỗi thẳng khuỷu tay.
6. Giữ ổn định cẳng tay bằng một tay và giữ tay trẻ sơ sinh bằng tay kia của mẹ. Di chuyển cổ tay từ bên này sang bên kia. Để uốn và duỗi cổ tay, di chuyển cổ tay lên và xuống. (tập 4 hướng)
7. Giữ ổn định cổ tay bằng một tay và giữ các ngón tay của trẻ bằng tay kia của mẹ. Uốn cong các ngón tay, sau đó duỗi thẳng các ngón tay.
8. Giữ thẳng cổ tay của trẻ với lòng bàn tay mở và giữ thẳng các ngón tay. Nhẹ nhàng tách các ngón tay ra, sau đó đưa chúng lại gần nhau.
Các lưu ý chung
• Thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng.
• Giữ ổn định khớp của trẻ sơ sinh bằng một tay trong khi thực hiện bài tập bằng tay kia của mẹ.
• Theo dõi kỹ khuôn mặt trẻ sơ sinh để tìm dấu hiệu đau hoặc khó chịu, Dừng lại và để trẻ bình tĩnh, sau đó bắt đầu lại bài tập ở một tư thế khác.
• Thực hiện mỗi động tác từ 10 đến 15 lần và chỉ thực hiện cho đến khi cảm thấy lực cản nhẹ. Giữ ở đó trong 30 giây.
• Thực hiện các bài tập này với thói quen hàng ngày của mẹ (thay tã, cho ăn, tắm).
• Cho trẻ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng về bên lành, tránh đè ép tay liệt. Mặc áo với tay bên liệt trước tay bên lành để tránh vận động quá mức lên vai
• Hãy sáng tạo – sử dụng âm nhạc, đồ chơi và đạo cụ – vui chơi.
• Trình bày phạm vi kỹ thuật chuyển động của trẻ với bác sĩ mỗi tháng một lần hoặc sớm hơn nếu trẻ có dấu hiệu khó chịu hoặc đau.
Bởi vì sự hồi phục thần kinh xảy ra chậm ở tốc độ xấp xỉ 1 mm / ngày (nếu có tập luyện), hồi phục sau chấn thương đám rối cánh tay cần thời gian và bệnh nhân không thể thấy kết quả ngay mà phải tập luyện trong nhiều tháng. Một suy nghĩ tích cực và sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, và các chuyên gia vật lý trị liệu quan trọng để tái tạo và phục hồi chức năng cánh tay, bàn tay..
Trong quá trình phục hồi, chuyên gia vật lý trị liệu sẽ dạy cho bệnh nhân cách sử dụng cánh tay không bị ảnh hưởng để thực hiện các hoạt động hàng ngày như ăn uống và vệ sinh cá nhân, nhưng vẫn chú trọng tạo thuận cho bàn tay bị ảnh hưởng hoạt động tối đa.
Mặc dù tổn thương đám rối cánh tay có thể hồi phục tuỳ mức độ tổn thương, nhưng cách tiếp cận điều trị của vật lý trị liệu đã có những cải thiện đáng kể về chức năng vận động của bệnh nhân.
Sự phát triển trong tương lai trong điều trị những thương tích này bao gồm các kỹ thuật mới hơn để sửa chữa hoặc phẫu thuật dây thần kinh, cũng như các loại thuốc hoặc nguyên liệu mới để thúc đẩy và kích thích hồi phục thần kinh phát triển khỏe mạnh kết hợp với vật lý trị liệu phục hồi chức năng sẽ đem lại kết quả tốt nhất.
Bác sĩ Nguyễn Phi
Phòng khám Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Song Đức
Có thể bạn quan tâm
Điều trị bệnh đau khớp ở người đái tháo đường
Đái tháo đường là một bệnh hệ thống không chỉ gây ra nhiều vấn đề...
Vật lý trị liệu bệnh hẹp ống sống
Hẹp ống sống là gì ? Hẹp cột sống là tình trạng xảy ra khi...
Vật lý trị liệu bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì? Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh...
Vật lý trị liệu đau cột sống ngực
Cột sống ngực là phần giữa của cột sống, nằm giữa cột sống cổ (cổ)...
Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối
Tổng quan thoái hóa khớp gối Thoái hóa khớp gối là một tình trạng mãn...
Vật lý trị liệu bệnh cơ xương khớp
Bệnh cơ xương khớp là gì? Bệnh cơ xương khớp là tình trạng suy yếu chức...
Vật lý trị liệu chấn thương thể thao
Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng tại Phòng khám bao gồm: Siêu...
Bài tập dành cho bệnh nhân bị đau gót chân
BÀI TẬP DÀNH CHO BỆNH NHÂN BỊ VIÊM CÂN GAN CHÂN (ĐAU GÓT CHÂN) Bệnh...